Ngay sau khi kế hoạch 1379/KH-UBND ngày 27/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ về việc thực hiện Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025 được ban hành. Trường mầm non Noong Bua đã xác định rõ nội dung tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong các năm học.
Ngay sau khi kế hoạch 1379/KH-UBND ngày 27/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ về việc thực hiện Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025 được ban hành. Trường mầm non Noong Bua đã xác định rõ nội dung tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong các năm học.
Nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt cho các em, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường khả năng tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số” phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Cụ thể, nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, cho giáo viên xuống từng phố bản huy động trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ dân tộc. Duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ. Từ năm 2016-2020, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ 3-36 tháng tuổi của trường đều đạt từ 40 – 45.7%, trẻ mẫu giáo đạt 100%, trong đó trẻ dân tộc đến trường luôn chiếm tỷ lệ trên 75% trở lên.
Bên cạnh việc làm tốt công tác tham mưu với cấp trên trong việc hỗ trợ kinh phí để xây dựng sân chơi, mô hình học cụ, xây dựng môi trường, cảnh quan, đặc biệt là môi trường tiếng Việt nhằm thu hút trẻ đến trường, nhà trường còn chủ động khuyến khích giáo viên tăng cường việc tự làm đồ dùng, đồ chơi nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường khả năng tiếng Việt cho trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục giáo viên tổ chức linh hoạt các chương trình dạy học là cách cho trẻ tiếp cận tiếng Việt một cách thích hợp và gần gũi nhất cũng rất quan trọng. Thông qua các trò chơi tập thể, các buổi sinh hoạt ngoài trời đã giúp các em tăng cường kĩ năng nghe nói, giao tiếp và hiểu tiếng Việt. Việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc tăng cường Tiếng Việt cũng được giáo viên các lớp quan tâm với các nội dung như: Khuyến khích ohuj huynh giao tiếp với con bằng Tiếng Việt; Xây dựng góc học tập bằng tiếng Việt khi ở nhà. Đến nay trẻ em là người dân tộc thiểu số nói tiếng Việt thành thạo và phát âm chuẩn hơn. Khả năng giao tiếp của trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, trong trường mầm non trẻ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt; trẻ tích cực tham gia vào ác hoạt động cùng cô và bạn. 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, sạch đẹp, 100% nhóm lớp có góc tuyên truyền và có nội dung tuyên truyền về việc tăng cường tiếng Việt. Nhận thức của cha mẹ học sinh và cộng đồng từng bước được nâng lên, cha mẹ có ý thức giao tiếp với trẻ tại nhà bằng tiếng Việt, tích cực phối hợp tham gia các hoạt động trong nhà trường.