CÔNG KHAI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022

Thứ tư - 29/09/2021 21:08
                                                                                                                                            Biểu mẫu 01
PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG: MẦM NON NOONG BUA  
STT Nội dung Nhà trẻ Mu giáo
 
 
 
 
I
 
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dự kiến đạt được
 
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần.
- 100% trẻ được cân và theo dõi biểu đồ sức khỏe.
- Trẻ phát triển CN BT: 62/64 cháu = 96.9 %. Nữ 26/62 = 41,9%.
 Nữ DT 6 /26 = 23,4%
Trẻ suy dinh dưỡng vừa: 2/64 = 3.1%
nữ 2/2 =100%, Nữ DT: 0
- Trẻ phát triển Cao BT: 63/64 cháu = 98.4 %. Nữ 27/63  = 42,9%.,
Nữ DT 6 /27 = 22,2%
Trẻ thấp còi độ 1: 1/64 = 1.6%; Nữ 1/1 = 100%, Nữ DT: 0
 - 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần.
- 100% trẻ được cân và theo dõi biểu đồ sức khỏe.
 - Trẻ phát triển CN BT: 189/202 cháu = 93,6%. Nữ 86/189 = 45,5%.Nữ DT 23/86= 26,7%
 - Trẻ  suy dinh dưỡng vừa: 8/202=  3,96 %; Nữ 3/8 = 37,5%. Nữ DT 1/3=33,3%
-Trẻ phát triển cân nặng cao hơn tuổi: 4/202 = 2%
 - Trẻ phát triển Cao BT: 192/202 cháu = 95 %. Nữ 86/189 = 45,5%. Nữ DT 23/86= 26,7%
 - Trẻ  thấp còi độ I: 10/202 =  5%; Nữ 3/8 = 37,5%. Nữ DT 1/3=33,3%
 
 
  II
Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường thực hiện -2/2 Lớp thực hiện chương trình giáo dục nhà trường; phù hợp với bối cảnh địa phương - 7/7 lớp thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với bối cảnh địa phương:  3 – 4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6  tuổi
 
 
 
 
III
Kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển - 84.4 %  trở lên trẻ đạt yêu cầu các mục tiêu của chương trình  giáo dục nhà trường phù hợp với bối cảnh địa phương; trẻ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ ngoan, lễ phép.
 
 - 88% trở lên trẻ đạt yêu cầu các mục tiêu của chương trình  giáo dục nhà trường; phù hợp với bối cảnh địa phương trẻ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ ngoan, lễ phép.
 
 
 
 
IV
 
Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non
  - Thiết bị đồ dùng đồ chơi :  9/9 lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân cho mỗi trẻ.
  - Khu chế biến nuôi dưỡng: Có 1 bếp một chiều và đủ các trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác nuôi dưỡng.
  - Nhà trường có  công trình vệ sinh khép kín trong lớp học, đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định.
   
 
 
 
Noong Bua, ngày 28 tháng 9 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Nguyễn Thị Lý
                                                                                                                                            
                                                                                                                                                 Biểu mẫu 02
PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG: MẦM NON NOONG BUA
 
THÔNG BÁO
Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế
Đầu năm học 2021 – 2022
 
STT Nội dung Tổng số trẻ em Nhà trẻ Mu giáo
3-12 T 13-24 T 25-36 T 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi
I Tổng số trẻ em 266     64 70 64 68
1 Số trẻ em nhóm ghép              
2 Số trẻ em học 1 buổi/ngày              
3 Số trẻ em học 2 buổi/ngày 266     64 70 64 68
4 Số trẻ em khuyết tật học hòa nhập              
II Số trẻ em được tổ chức ăn bán trú 266     64 70 64 68
III Số trẻ em được kiểm tra định kỳ sức khỏe 266     64 70 64 68
IV Số trẻ em được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng 266     64 70 64 68
V Kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em              
1 Strẻ cân nặng bình thường 251     62/64
= 96.9%
66/70
=94.3%
61/64
= 95.3%
62/68
=91.2%
2 Strẻ suy DD thnhẹ cân 10     2/64= 3.1% 4/70
=5.7%
3/64=4.7% 1/68
=1.5%
3 Số trẻ cân năng cao hơn tuổi 5           5/68 = 7.35%
4 Strẻ có chiều cao bình thường 155     65/65
= 100%
52/55
=94.5%
64/68
= 94%
60/65
=92.3%
5 Số trẻ suy DD ththấp còi 11     0 3/55
=5.5%
4/68=4% 5/65
= 7.7%
6 Số trẻ thừa cân béo phì 2     0 0 0 2/68 = 2.9%
VI Số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục 266     64 70 64 68
1 Chương trình giáo dục nhà trẻ 64     64      
2 Chương trình giáo dục mẫu giáo 202       70 64 68
 
                 Noong Bua, ngày 28 tháng 9 năm 2021
                                HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                     Nguyễn Thị Lý
                                                                                                                                         
                                                                                                                                                          Biểu mẫu 03
PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG: MẦM NON NOONG BUA
 
THÔNG BÁO
Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mầm non,
 Đầu năm học 2021 – 2022
 
STT Nội dung Số lượng Bình quân
I Tổng số phòng 9 Số m2/trẻ em
II Loại phòng học    
1 Phòng học kiên cố 9  
2 Phòng học bán kiên cố 0  
3 Phòng học tạm 0  
4 Phòng học nhờ 0  
III Số điểm trường 0  
IV Tổng diện tích đất toàn trường (m2) 4600m2 17,3 m2/trẻ
V Tổng diện tích sân chơi (m2) 3484m2 13.09 m2/trẻ
VI Tổng diện tích một số loại phòng    
1 Diện tích phòng sinh hoạt chung (m2) 636m2 2,4 m2/trẻ
2 Diện tích phòng ngủ (m2) 81,6m2 0,6m2/trẻ
3 Diện tích phòng vệ sinh (m2) 105m2 0,39m2/trẻ
4 Diện tích hiên chơi (m2) 235,3m2 0,88m2/trẻ
5 Diện tích phòng giáo dục thể chất (m2) 0  
6 Diện tích phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng (m2) 65m2 0,32m2/trẻ
7 Diện tích nhà bếp và kho (m2) 54,4 m2 0,20m2/trẻ
VII Tổng số thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu (Đơn vị tính: bộ) 9  
1 Số bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có theo quy định 9  
2 Số bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu còn thiếu so với quy định 0  
VIII Tổng số đồ chơi ngoài trời 12
 
 
IX Tổng số thiết bị điện tử-tin học đang được sử dụng phục vụ học tập (máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh kỹ thuật số v.v... ) 9  
X Tổng số thiết bị phục vụ giáo dục khác (Liệt kê các thiết bị ngoài danh mục tối thiểu theo quy định) 45  
1 Bộ thể chất đa năng. 0
 
 
2 Đồ chơi tự làm
 
45 5/ lớp
 
 
    Số lượng(m2)
XI Nhà v sinh Dùng cho giáo viên Dùng cho học sinh Số m2/trẻ em
  Chung Nam/Nữ Chung Nam/Nữ
1 Đạt chuẩn vệ sinh* 02    9    
2 Chưa đạt chuẩn vệ sinh*          
(*Theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non và Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu- điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh)
    Không
XII Nguồn nước sinh hot hợp vệ sinh  x  
XIII Nguồn đin (lưới, phát điện riêng)  x  
XIV Kết nối internet  x  
XV Trang thông tin đin tử (website) của cơ sgiáo dục   x   
XVI Tường rào xây  x  
 
                                  Noong Bua, ngày 28 tháng 9 năm 2021
                                 HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                     Nguyễn Thị Lý
 
 
                                                                                                                                                    Biểu mẫu 04
PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG: MẦM NON NOONG BUA
 
THÔNG BÁO
Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên
của cơ sở giáo dục mầm non, đầu năm học 2021 – 2022
 
STT Nội dung Tổng số Trình độ đào tạo Hạng chức danh nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp
TS ThS ĐH TC Dưới TC Hạng IV Hạng III Hạng II Xuất sắc Khá Trung bình Kém
  Tổng số giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên 26     18 6   2   10 12 14 8    
I Giáo viên 19     15 4       9 10 11 8    
1 Nhà trẻ 5     4 1       1 4 3 2    
2 Mẫu giáo 14     11 3       8 6 8 6    
II Cán bquản lý 3     3         1 2 3 0    
1 Hiệu trưởng 1     1           1 1      
2 Phó hiệu trưởng 2     2         1 1 2 0    
III Nhân viên 4       2                  
1 Nhân viên văn thư                            
2 Nhân viên kế toán 1       1                  
3 Thủ quỹ                            
4 Nhân viên y tế                            
5 Nhân viên khác 3       1   2              
                               
 
 
Noong Bua, ngày 28 tháng 9 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                          Nguyễn Thị Lý
 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-202
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2021-2022
 
 
Trường mầm non Noong Bua được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 26/8/1998. Trường đặt tại tổ dân phố 5 - phường Noong Bua - thành phố Điện Biên Phủ. Với tổng diện tích là 4600m2, trong đó diện tích phòng học là 734 m2, diện tích sân chơi là 3337 m2. Trường có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, với 9 nhóm lớp có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu.
Hơnn 20 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ năm 1998 - 2021 liên tục đạt danh hiệu Tập thể tiên tiến xuất sắc, được UBND Thành phố, UBND tỉnh tặng Bằng khen; đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II và đánh giá ngoài đạt cấp độ 3.
  1. Thuận lợi.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Điện Biên Phủ, Đảng ủy - UBND phường Noong Bua. Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD& ĐT thành phố Điện Biên Phủ, cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng khang trang, cảnh quan sư phạm nhà trường xanh sạch đẹp, hấp dẫn, phong phú thu hút trẻ đến trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ theo Điều lệ trường mầm non đạt trên chuẩn đạt 100%. Giáo viên dạy giỏi các cấp 85%. Có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. Trẻ đến trường ngoan, lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp, tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ có nề nếp tốt trong việc thực hiện các hoạt động như học tập, vui chơi, vệ sinh, lao động...
  1. Khó khăn.
Là khu vực dân cư tái định cư của thủy điện Sơn La nên dân cư không ổn định. Trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh chưa đồng đều, một số cha mẹ trẻ nhận thức về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Một số gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn đặc biệt là các gia đình con em dân tộc ở 2 bản Noong Bua và Phiêng Bua nên công tác xã hội hóa của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
Một số giáo viên tuổi cao khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt trong việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với nhóm lớp
3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trẻ năm học 2020-2021.
3.1. Chất lượng chăm sóc:
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn thân thể
           - Kết quả theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ:  
           + Trẻ cân nặng ở kênh bình thường: 252/255 trẻ đạt 98,8%; Trẻ suy dinh dưỡng vừa: 3/255 trẻ đạt 1,2 %.
   + Trẻ chiều cao ở kênh bình thường: 251/255 trẻ đạt 98,4%; trẻ thấp còi độ 1: 4/255 trẻ đạt 1,6%, thấp còi độ 2: 0
3.2. Chất lượng giáo dục:
+ Tổng số trẻ đạt: 246/255 = 96,5%
+ Số trẻ chưa đạt: 9/255 = 3,5%
4. Sứ mạng, tầm nhìn.
4.1. Sứ mạng.
Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng một môi trường học tập và vui chơi cho các bé với nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm thực tế bằng cách khuyến khích các bé chủ động học tập và tôn trọng nhu cầu phát triển của từng bé.
4.2. Tầm nhìn.
Trường Mầm non Noong Bua sẽ trở thành một môi trường giáo dục có uy tín của thành phố dành cho các bé thuộc độ tuổi Nhà trẻ và Mẫu giáo. Đây là nơi mà mọi phụ huynh đều mong muốn gửi gắm con em của mình để các bé có cơ hội phát triển một cách toàn diện về tình cảm, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, mối quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp trong những năm tháng quan trọng đầu tiên của cuộc đời.
5. Giá trị cốt lõi.
                  - Toàn tâm với trẻ là nhiệm vụ hàng đầu
                  - An toàn tuyệt đối
                  - Tôn trọng con người
                  - Chuyên nghiệp
                  - Tích cực học hỏi
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu của giáo dục của nhà trường
- Mục tiêu của GDMN: Là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đăt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
- Mục tiêu riêng:
+ Trẻ người dân tộc thiểu số: Phát triển khả năng nghe nói Tiếng Việt, hiểu, sử dụng đúng từ ngữ và câu bằng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày. Trẻ tự tin trong giao tiếp, có một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết.
+ Trẻ biết và hiểu được một số  phong tục tập quán, đặc trưng của địa phương nơi sinh sống.
+ Trẻ phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
2.Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục nhà trường.
2.1. Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.
2.2. Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
2.3. Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
2.4. Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.
3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN, đánh giá sự phát triển của trẻ và phương tiện hỗ trợ
3.1. Yêu cầu về nội dung GDMN
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ; chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lế phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Lồng ghép 1 số kiến thức về giới – bình đẳng giới, kiến thức (một số câu ca dao, tục ngữ, phong tục tập quán, một số phẩm chất rập khuôn về giới, bất bình đẳng trong phân công lao động); về bạo lực học đường, biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường (nhận biết được một số hiện tượng thiên tai thường xảy ra tại địa phương, cách phòng tránh và một số kỹ năng cần thiết tự bảo vệ khi có thiên tai xảy ra), học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh vào các chủ đề một cách phù hợp. Lồng ghép nội dung chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Kỹ năng phòng chống dịch bệnh , đặc biệt là dịch Covid 19
- Đối với trẻ dân tộc: Giúp trẻ nghe hiểu, nói rõ ràng sử dụng đúng từ ngữ, câu phù hợp trong giao tiếp hàng ngày, làm quen với chữ viết và việc đọc sách.
- Nội dung chương trình giảng dạy tiếng anh phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề: Explore English Book 2 (4-5 tuôi); Explore English Book 3 (5-6 tuôi);
3.2. Yêu cầu về phương pháp Giáo dục mầm non.
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lí; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
 - Đối với mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
+ Tiếp tục chú trọng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường việc bổ xung và sử dụng các nguyên vật liệu mở có sẵn ở địa phương, làm đồ dùng đồ chơi. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo môi trường an toàn và các nội dung giáo dục khác.
+  Lồng ghép việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc vào trong các hoạt động hằng ngày.
+ Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, phù hợp ở các chủ đề .
* Phối hợp với trung tâm ngoại ngữ
- Chủ động liên kết với trung tâm tin học ngoại ngữ tỉnh, khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ 4-5 tuổi khu trung tâm làm quen với tiếng Anh.
- Tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng anh một nhẹ nhàng, thoải mái tạo niềm tin, hứng thú cho trẻ học hỏi khám phá và làm quen ngôn ngữ mới.
- Phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng anh: thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh...
3.3. Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày. 
3.4. Yêu cầu về phương tiện hỗ trợ.
- Phối kết hợp các phương pháp dạy học, chú trọng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, đối với trẻ dân tộc tăng cường sử dụng phương pháp dùng lời và trực quan hành động, sử dụng trò chơi...và tăng cường tiếng việt cho trẻ mọi lúc , mọi nơi
- Khai thác có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học trong các hoạt động giáo dục.
- Sử dụng bộ công cụ ELM trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ một cách phù hợp
4. Điều kiện thực hiện chương trình.
4.1.Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục mầm non
 Cơ sở giáo dục mầm non có sứ mệnh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em mầm non; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.
 Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Điều lệ trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
4.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
 Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm tối thiểu theo quy định.
Cán bộ quản lý, giáo viên, có trình độ được đào tạo đạt chuẩn trở lên; giáo viên được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; cán bộ quản lý được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
Nhân viên có trình độ chuyên môn bảo đảm theo quy định, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ theo vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non.
4.3. Cơ sở vật chất. đồ dùng, đồ chơi, học liệ, trang thiết bị dạy học.
Địa điểm, diện tích, quy mô cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định có liên quan và đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
4.4. Xã hội hóa giáo dục.
 Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Gia đình, cộng đồng được hướng dẫn và có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm điều kiện để thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.”
B. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
I. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhắm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm , kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
1. Phát triển thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thích nghi chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
Có một số tố chất vận động ban đầu ( nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể)
Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay ngón tay.
Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
2. Phát triển nhận thức
Thích tìm hiểu, khám phá thể giới xung quanh.
Có sự nhạy cảm của các giác quan.
Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu đơn giản.
Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vât, hiện tương gần gũi, quen thuộc.
3. Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
Biết hỏi và trẻ lời bằng một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
Hồn nhiên trong giao tiếp.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc: thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ kể chuyện.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Phân phối thời gian
            Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày , áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng này thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ
2. Chế độ sinh hoạt
Thời gian Hoạt động
50 - 60 phút Đón trẻ
110 - 120 phút Chơi - Tập
50 - 60 phút Ăn chính
140 - 150 phút Ngủ
20 - 30 phút Ăn phụ
50 - 60 phút Chơi - Tập
50 - 60 phút Ăn chính
50 - 60 phút Chơi/Trả trẻ
III. NỘI DUNG
1. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
1.1. Tổ chức ăn
Nhóm tuổi Chế độ ăn Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ ngày/trẻ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường/ngày/trẻ (chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày)
24-36 tháng Cơm thường 930 - 1000 Kcal 600 - 651 Kcal
- Số bữa ăn: Hai bữa chính và hai bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
1.2. Tổ chức ngủ
- Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:
            - Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
1.3. Vệ sinh  
            Vệ sinh cá nân cho trẻ
            Vệ sin môi trường: Vệ sin nhóm lớp, đồ dùng, đồ chơi. Gữi sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải
1.4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
            Khám sức khỏe định kì. Theo dõi, đánh giá sử phát triển của cân nặng và chiều cao teo lứa tuổi. Phòn chống suy dinh dưỡng béo phì.
            Phòng tráng các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
            Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạ thường gặp.
2. Giáo dục
2.1. Giáo dục phát triển thể chất.
a) Phát triển vận động
Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
Các cử động bàn tay, ngón tay.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.                  
Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
2.1. Phát triển vận động.
Nội dung 24 - 36 tháng tuổi
1.Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp Hô hấp: tập hít vào, thở ra.
 Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.
- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân..
2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu  Tập bò, trườn:
+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.
+ Bò chui qua cổng.
+ Bò, trườn qua vật cản.
 Tập đi, chạy:
+ Đi theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp.
+ Đi có mang vật trên tay.
+ Chạy theo hướng thẳng.
+ Đứng co 1 chân.
 Tập nhún bật:
+ Bật tại chỗ.
+ Bật qua vạch kẻ.
- Tập tung, ném, bắt:
+ Tung - bắt bóng cùng cô.
+ Ném bóng về phía trước.
+ Ném bóng vào đích.
3. Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt  Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.
- Đóng cọc bàn gỗ.
- Nhón nhặt đồ vật.
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
- Chắp ghép hình.
- Chồng, xếp 6-8 khối.
- Tập cầm bút tô, vẽ.
- Lật mở trang sách.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
Nội dung 24 - 36 tháng tuổi
 
1.Nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.
- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.
- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.
- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.
 
 
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ
- Tập tự phục vụ:
+ Xúc cơm, uống nước.
+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
+ Chuẩn bị chỗ ngủ.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
 
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
 - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
2.2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Luyện tập và phối hợp các giác quan
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
b) Nhận biết
Một số bộ phận cơ thể của con người.
Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
Một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.
Một số màu cơ bản , kích thước , hình dạng, số lượng và vị trí trong không gian so với bản thân trẻ.
Bản thân và những người gần gũi
Nội dung 24 - 36 tháng tuổi
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan:
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác
 
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt-mặn-chua).”;
2. Nhận biết:
Một số bộ phận của cơ thể con người
 
- Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
Một số đồ dùng, đồ chơi.
 - Một số phương tiện giao thông quen thuộc
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
  - Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi.
Một số con vật, hoa, quả quen thuộc - Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.
- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian - Màu đỏ, vàng, xanh.
- Kích thước to - nhỏ.
- Hình tròn, hình vuông.
- Vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ.
- Số lượng một - nhiều.
Bản thân, người gần gũi - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp.
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp.
2.3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
a) Nghe
Nghe các giọng nói khác nhau.
Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
Phát âm các âm khác nhau.
Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản.
Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói.
c) Làm quen với sách
Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung 24 - 36 tháng tuổi
 
1. Nghe
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.
- Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?
- Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn.
 
2. Nói
- Phát âm các âm khác nhau.
- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...
- Thể hiện nh­u cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
- Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.
- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
 
3. Làm quen với sách
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
2.4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
a) Phát triển tình cảm
Ý thức về bản thân.
Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
b) Phát triển kỹ năng xã hội
Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
Hành vi văn hoá và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.
 c) Phát triển cảm xúc thẫm mĩ
Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.
Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
 
 
Nội dung 24 - 36 tháng tuổi
1. Phát triển tình cảm
Ý thức về bản thân
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc
 
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân.
- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
- Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên.
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận.
2. Phát triển kĩ năng xã hội
- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
- Giao tiếp với những người xung quanh.
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Quan tâm đến các vật nuôi.
- Giao tiếp với những người xung quanh.
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Quan tâm đến các vật nuôi.
Hành vi văn hoá giao tiếp đơn giản - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định.
3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc
 
Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh
 
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
- Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
- Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình.
- Xem tranh.
IV. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
2.1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vân động
Kết quả mong đợi 24-36 Tháng  tuổi
Cân nặng, chiều cao của trẻ 24 tháng: Cân nặng: Trẻ trai: 9,7 – 15,3kg; Trẻ gái 9.1 – 14,8kg
Chiều cao: Trẻ trai: 81,7 – 93,9cm; Trẻ gái: 80,0-92,9cm
Cân nặng, chiều cao của trẻ 36tháng: Cân nặng: Trẻ trai: 11,3 – 18,3kg; Trẻ gái 10,8 – 18,1kg
Chiều cao: Trẻ trai: 88,7 – 103,5cm; Trẻ gái: 87,4 -102,7cm
1.Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân
2. Thực  hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu 2.1 Gữi được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp và bê vật trên tay
2.2 Thực hiện phối hợp vận động tay- mắt: tung – bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m: ném vào đích xa 1-1,2m
2.3 Phối hợp tay chân cơ thể trong khi bò để gữi được vật đặt trên lưng.
2.4 Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay ( tối thiểu 1,5 m)
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay
 
3.1 Vận động cổ tay, bàn tsay, ngón tay – thực hiện “ múa khéo”
3.2 Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động : nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.
b) Dinh dưỡng  và sức khỏe
Kết quả mong đợi  24-36 tháng tuổi
1. Có một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt 1.1 Tích nghi với chế độ ăn cơm , ăn được các loại thức ăn khác nhau
1.2 Ngủ một giấc buổi trưa
1.3 Đi vệ sinh đúng nơi quy định
2. Thực hiện một số việc tự phục vụ giữu gìn sức khỏe 2.1 Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn ( lấy nước uống, đi vệ sinh)
2.2 Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày giép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn Biết tránh một số vận dụng, nơi nguy hiểm ( bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở
2.2. Giáo dục phát triển nhận thức
Kết quả mong đợi 24-36 tháng tuổi
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết điểm nổi bật của đối tượng
 
 
 
 
 
 
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
2.1 Chơi bắt chước một số hàn động quen thuộc của những người gần ngữi . Sử dụng được một số đồ dùng , đồ chơi quen thuộc
2.2 Nói được tên của bản thân và người ngần ngũi khi được hỏi
2.3 Nói được tên và một và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi
2.4 Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật , hoa quả, con vật quen thuộc
2.5 Chỉ / nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ  chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu
2.6. Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/ nhỏ theo yêu cầu
2.3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Kết quả mong đợi 24-36 tháng tuổi
1. Nghe hiểu lời nói 1.1 Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. ví dụ: “cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay”
1.2. Trả lời các câu hỏi; “ Ai đây?”” Cái gì đây?” “ .. làm gì?” “.. thế nào?” ( ví dụ: “ con gà gáy thế nào?”)
1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật
2. Nghe nhắc lại các âm, các tiếng và các câu 2.1 Phát âm rõ tiếng
2.2 Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo
 
 
 
 
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
3.1 Nói được câu đơn câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.
3.2 Sử dụng lời mói với các mục đích khác nhau
- Chào hỏi trò chuyện
- Bày tỏ nhu cầu của bản thân
- Hỏi về các vấn đề quan tâm như “ con gì đây?” “ cái gì đây?”
3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép
2.4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Kết quả mong đợi 24-36 tháng tuổi
 
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
1.1. Nói được một vài thông tin về mình ( tên, tuổi)
1.2 Thể hiện điều mìn tích và không thích
 
 
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
2.1 Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói
2.2 Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi
2.3 Biểu lọ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt cử chỉ
2.4 Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/ gần gũi bắt chước tiếng kêu, gọi
 
 
 
3. Thực hiện ành vi xã hội đơn giản
3.1 Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng a
3.2 Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò  chơi giả bộ( trò chơi bế em, khấy bột cho em bé ăn, nghe điện thoại..)
3.3 Chơi thân thiện cạnh trẻ khác
3.4 Thực hiện một số yêu cầu của người lớn
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh 4.1 Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc
4.2 Thích tô màu, vẽ, năn, xé, xếp hìn, xem tran( cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc
 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.
A. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
1. Hoạt động giao lưu cảm xúc
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo cảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan hệ ban đầu với những người gần gũi.
2. Hoạt động với đồ vật
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan,... Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi.
3. Hoạt động chơi
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.
4. Hoạt động chơi - tập có chủ định
 Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ.
5. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
 Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập cho trẻ một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
B. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
− Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
− Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi (ngày 1/6), ...).
2. Theo vị trí không gian, có các hình thức:
 − Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm.
 − Tổ chức hoạt động ngoài trời.
3. Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
− Tổ chức hoạt động cá nhân.
− Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ.
 − Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn. Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên chú trọng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ.
C. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm
Dùng cử chỉ vỗ về, vuốt ve gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thoả mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh.
2. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa
Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh), hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài. Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời nói với các minh hoạ phù hợp.
3. Nhóm phương pháp thực hành
a) Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi
Tổ chức cho trẻ thao tác trực tiếp với đồ chơi, đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên (sờ mó, cầm nắm, lắc, mở đóng, xếp cạnh nhau, xếp chồng lên nhau) để tiếp nhận thông tin, nhận thức và hình thành các hành vi, kỹ năng.
b) Trò chơi
Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển lời nói và vận động phù hợp.
c) Luyện tập
Tổ chức cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ. Lời nói của cô cần hướng đến giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hành động, động tác luyện tập.
4. Nhóm phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích)
Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh; bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể. Lời nói và câu hỏi của người lớn cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với kinh nghiệm của trẻ. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ dùng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp là chủ yếu.
 5. Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương
Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu. Có thể tỏ thái độ không đồng tình, nhắc nhở khi cần thiết nhưng cần nhẹ nhàng, khéo léo. Giáo viên phối hợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan (nghe, nhìn, sờ …), sử dụng lời nói và tích cực hoạt động để phát triển; tăng cường giao tiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử chỉ và hành động; chú trọng sử dụng phương pháp tác động bằng tình cảm và thực hành. Giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ noi theo.
D.TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
1.Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp
− Có các đồ dùng, đồ chơi đa dạng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được.
− Sắp xếp, bố trí đồ vật an toàn, hợp lí, đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục đích giáo dục.
 − Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
− Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
+ Trẻ dưới 12 tháng tuổi có khu vực đủ rộng cho trẻ trườn, bò, đi men và chơi với các đồ chơi phát triển các giác quan, các thiết bị đồ chơi cho trẻ tập đi, tập vận động.
+ Trẻ 12 - 24 tháng tuổi có thêm khu vực cho trẻ hoạt động với đồ vật, với sách tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.
+ Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao tác vai, chơi với đất nặn, bút vẽ. b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
b.) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
− Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và sắp xếp ở khu vực gần phòng nhóm/lớp.
            − Có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật.
2. Môi trường xã hội
Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
 VI. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
A.  ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
Đánh giá những diễn biến tâm  sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá
 Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh. Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.
B. ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Đánh giá qua bài tập.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
 - Trao đổi với phụ huynh. Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
 - Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao của độ tuổi.
C. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
I. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.
1. Phát triển thể chất
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
2. Phát triển nhận thức
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
- Trẻ nghe nhắc lại được từ chỉ số từ 1-10, nghe và nhận diện, nhận biết được 1 số từ Tiếng Anh chỉ tên người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
- Trẻ nhắc lại được, gọi tên được đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản quen thuộc và phù hợp với lứa tuổi và trong phạm vi tiếng Anh được làm quen
- Trẻ nghe và thực hiện được 1 số câu lệnh, yêu cầu tiếng Anh đơn giản, quen thuộc phù hợp với lứa tuổi, nghe hiểu nội dung truyện tranh đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
- Trẻ nhắc lại, đọc theo được 1 số câu vần, câu thơ tiếng Anh đơn giản, quen thuộc phù hợp với lứa tuổi.
- Trẻ tô màu được 1 số nét, chữ cái Tiếng Anh
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
-  Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với Tiếng Anh, thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
-  Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
- Trẻ hát theo, hát được 1 số bài hát Tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Phân phối thời gian.
Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần 5 ngày, áp dụng trong toàn trường. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày  thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện tại trường.
Thời điểm nghỉ hè, các ngày lễ tết, nghỉ học kỳ theo quyết định 1406/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh Điện Biên.
2. Chế độ sinh hoạt
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO

 
HOẠT ĐỘNG Thời gian
 
Mẫu giáo bé Mẫu giáo nhỡ Mẫu giáo lớn
    Đón trẻ, chơi 70-80 phút 70 – 80 phút 70-80 phút
   Thể dục sáng 9-10 phút 10-11 phút 11-12 phút
    Hoạt động học 20-25 phút 25-30 phút 30 - 35 phút
    Chơi ngoài trời 30 - 40 phút 30 - 40 phút 30 - 40 phút
    Chơi, hoạt động ở các góc 40- 50 phút 40- 50 phút 40- 50 phút
    Vệ sinh ăn trưa 60 - 70 phút 60 - 70 phút 60 - 70 phút
    Ngủ trưa 140 - 150 phút 140 - 150 phút 140 - 150 phút
    Ăn chiều 20 - 30 phút 20 - 30 phút 20 - 30 phút
    Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút 70 - 80 phút 70 - 80 phút
    Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 60 - 70 phút 60 - 70 phút 60 - 70 phút
 
 
III. NỘI DUNG
1. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
1.1. Tổ chức ăn
 - Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần phù hợp với độ tuổi
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 1230-1320 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày: 615 – 726 Kcal.
- Số bữa ăn tại trường: Một bữa chính và hai bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% - 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% - 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm ( Protit) cung cấp khoảng 13%-20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo ( Lipit) cung cấp khoảng 25%-35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột ( Gluxit) cung cấp khoảng 52%-60% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1.6-2.0 lít/trẻ/ngày ( kể cả nước trong thức ăn)
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa
1.2. Tổ chức ngủ
Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa khoảng 140-150 phút
1.3. Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường.
1.4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
- Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
2. Giáo dục
(xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ các độ tuổi học ở trường, lưu ý nội dung GD riêng của trường)
2.1. Giáo dục phát triển thể chất
Nội dung giáo dục phát triển thể chất  bao gồm: phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
a)  Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
            - Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
-  Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thư­ờng và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
a) Phát triển vận động.
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
 
1. Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
 - Hô hấp: Hít vào, thở ra.
 - Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên.
+Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
 
 - Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Lưng, bụng, lườn:
+Cúi về phía trước.
+Quay sang trái, sang phải.
+Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Lưng, bụng, lườn:
+Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+Quay sang trái, sang phải.
+Nghiêng người sang trái, sang phải.
- - Lưng, bụng, lườn:
+Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
+Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
-Chân:
+Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.
+Co duỗi chân.
 - Chân:
+Nhún chân.
+Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Chân:
+Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
 
2. Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
 
- Đi và chạy:
+Đi kiễng gót.
+Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
+Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
 +Đi trong đường hẹp.
 
- Đi và chạy:
+Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.
+Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
+Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
 +Chạy 15m trong khoảng 10 giây.
+Chạy chậm 60-80m.
- Đi và chạy:
+Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. 
+Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc.
+Đi nối bàn chân tiến, lùi.
+Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
+Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
+Chạy chậm khoảng 100-120m.
- Bò, trườn, trèo:
+Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
+Bò chui qua cổng.
+Trườn về phía trước.
+Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm).
 - Bò, trườn, trèo:
 +Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m.
 +Bò dích dắc qua 5 điểm.
+Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m.
+Trườn theo hướng thẳng.
+Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.
+Trèo lên, xuống 5 gióng thang.
- Bò, trườn, trèo:
+Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
+Bò dích dắc qua 7 điểm.
+Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.
+Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.
+Trèo lên xuống 7 gióng thang.
 
     
- Tung, ném, bắt:
+Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.
+Ném xa bằng 1 tay.
+Ném trúng đích bằng 1 tay.
+Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.
 
- Tung, ném, bắt:
+Tung bóng lên cao và bắt.
+Tung bắt bóng với người đối diện.
+Đập và bắt bóng tại chỗ.
+Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+Ném trúng đích bằng 1 tay.
+Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Tung, ném, bắt:
+Tung bóng lên cao và bắt.
+Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
+Đi và đập bắt bóng.
+Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
+Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Bật - nhảy:
+Bật tại chỗ.
+Bật về phía trước.
+Bật xa 20 - 25 cm.
 - Bật - nhảy:
+Bật liên tục về phía trước.
+Bật xa 35 - 40cm.
+Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm).
+Bật tách chân, khép chân qua 5 ô.
+Bật qua vật cản cao10 - 15cm.
+Nhảy lò cò 3m.
- Bật - nhảy:
+Bật liên tục vào vòng.
+Bật xa 40 - 50cm.
+Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm).
+Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
+Bật qua vật cản 15 - 20cm.
+Nhảy lò cò 5m.

3 Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan, tết.
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
- Cài, cởi cúc.
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối ...
- Gập giấy.
- Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng.
- Tô, vẽ hình.
- Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ, nắn.
- Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.
 
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ - Nhận biết một số
thực phẩm và món ăn quen thuộc.
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
- Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
2. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt - Làm quen cách đánh răng, lau mặt.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời
nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập đánh răng, lau mặt.
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
3. Giữ gìn sức khoẻ và an toàn - Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.
- Các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid 19
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường
- Nhận biết trang phục theo thời tiết. - Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
 2.2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học
-        Các bộ phận của cơ thể con người.
-        Đồ vật.
-        Động vật và thực vật.
-        Một số hiện tượng tự nhiên.
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
-        Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
-        Xếp tương ứng.
-        So sánh, sắp xếp theo qui tắc.
-        Đo lường.
-        Hình dạng.
-        Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
     c) Khám phá xã hội
-        Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng.
-        Trường mầm non.
-        Một số nghề phổ biến.
-        Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
a)    Khám phá khoa học
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Các bộ phận của cơ thể con người Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể. Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
2. Đồ vật:
- Đồ dùng, đồ chơi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Phương tiện giao thông
Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
 
 
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 - 3 đồ dùng, đồ chơi.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 - 2 dấu hiệu.
 
 
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu.
Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc. Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 - 2 dấu hiệu.
Nhận biết gọi tên 1 số phương tiện giao thông bằng tiếng Anh
Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2 - 3 dấu hiệu.
Nhận biết gọi tên của 1 số phương tiện giao thông bằng tiếng Anh
 
3. Động vật và thực vật
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc. - Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
 
- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả.
- Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
  - So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
  - Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 - 2 dấu hiệu. - Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 - 3 dấu hiệu.
- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng. - Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
-Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi.
Trồng cây phù hợp, không độc hại. Phân loại rác thải
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây cối. Trồng cây phù hợp, không độc hại, cắt tỉa cây cối. Phân loại rác thải theo quy định
- Nhận biết gọi tên 1 số con vật, cây, hoa, quả gần gũi, bằng tiếng Anh
 
4. Một số hiện tượng tự nhiên:
Thời tiết, mùa
Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ. Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.
- Nhận biết, gọi tên của các mùa trong năm bằng tiếng Anh
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.
 
- Nhận biết,  gọi tên, đặc điểm cơ bản của các mùa trong năm bằng tiếng Anh
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm. Sự khác nhau giữa ngày và đêm. Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
 
 
Nước
 
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
   
Không khí, ánh sáng,
 
Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày. Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
Đất đá, cát, sỏi -Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
-Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống con người
 
 
 
  b)    Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi  
 
1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
 
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.  
- 1 và nhiều. - Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
- Chữ số từ 1-5 bằng tiếng Anh
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
- Chữ số từ 1-10 bằng tiếng Anh
 
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm. - Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.  
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.    
  - Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,..).  
2. Xếp tương ứng Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi. Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.  
3. So sánh, sắp xếp theo qui tắc  - So sánh 2 đối tượng về kích thước.
- Xếp xen kẽ.
 - So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.  
  - Tạo ra qui tắc sắp xếp.  
4. Đo lường   - Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo. - Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
 
-Đo dung tích bằng một đơn vị đo .
 
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.  
5. Hình dạng - Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. - Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.  
- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép. - Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.  
    - Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau.  
 
6. Định hướng trong không gian và định hướng thời gian
Nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái của bản thân. - Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái). - Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.  
  - Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối. - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Gọi tên các thứ trong tuần.
 
         
             
c) Khám phá xã hội
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
 
1. Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng
 
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân.
 
 
 
-Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình. Địa chỉ gia đình.
 
- Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
 
- Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
- Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình; qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn). Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo.
-Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
 
 
 
 
 
- Giáo dục an toàn giao thông gần gũi, gắn với thực tế cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi
- Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
- Nhận biết, gọi tên  1 số từ Tiếng Anh chỉ tên người, đồ vật, sự vật ở trường, gia đình…quen thuộc
 
- Giáo dục an toàn giao thông gần gũi, gắn với thực tế cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi
- Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non; công việc của các cô bác trong trường.
 - Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
 
- Nhận biết, gọi tên  1 số từ Tiếng Anh chỉ tên người đồ vật, sự vật, hành động  ở trường, gia đình….. quen thuộc
- Giáo dục an toàn giao thông thông gần gũi, gắn với thực tế cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi
 
2. Một số nghề trong xã hội Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến tại địa phương. Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
3. Danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hoá Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội và 1 số phong tục, tập quán của địa phương. Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá, 1 số phong tục tập quán của địa phương
 
 
2.3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
a) Nghe
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.
- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Nghe  kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
c) Làm quen với việc đọc, viết
- Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi  
 
1. Nghe
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
- Trẻ DT nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát
- Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
 
- Trẻ DT: Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày
- Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa.
 
 
- Trẻ DT: Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày
 
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản. - Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
- Nghe và làm theo 2 yêu cầu tiếng Anh đơn giản quen thuộc
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.
- Nghe và làm theo 2 đến 3 yêu cầu tiếng Anh liên tiếp đơn giản quen thuộc
 
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
- Nghe hiểu nội dung truyện tranh tiếng Anh rất đơn giản phù hợp với lứa tuổi
 
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.  
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.  
 
2. Nói
- Phát âm các tiếng của tiếng Việt.
 
- Trẻ DT: Phát âm rõ các tiếng cơ bản trong Tiếng Việt
 
- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.
 
- Trẻ DT: Phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt
 
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
- Trẻ DT: Phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt
 
 
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
 
- Trẻ DT: Bày tỏ nhu cầu của bản thân bằng câu đơn
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
 
- Trẻ DT: Bày tỏ nhu cầu, tình cảm của bản thân bằng câu đơn, câu ghép
 
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Trẻ DT: Bày tỏ nhu cầu, tình cảm hiểu biết của bản thân bằng câu đơn, câu ghép.
 
 
- Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? - Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?. - Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau? có gì khác nhau? do đâu mà có?.
- Đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?.
 
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
Trẻ DT; Sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày.
Lễ phép trong giao tiếp
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
Trẻ DT; Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
Lễ phép, chủ động trong giao tiếp
 
Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
-Trẻ DT; Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi
Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
 
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
                                                     - Nhắc lại được, nói từ vhỉ tên người, tên đồ vật, sự vật, hiện tượng và  hành động đơn giản, quen thuộc bằng tiếng Anh
 
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.  
- Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe - Kể lại truyện đã được nghe.
 
- Nhắc lại 1 số câu vần rất đơn giản, quen thuộc bằng tiếng Anh
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
- Nhắc lại 1 số câu vần đơn giản, quen thuộc bằng tiếng Anh
 
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ. - Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh. - Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh.  
- Kể lại sự việc. - Kể lại sự việc có nhiều tình tiết. - Kể lại sự việc theo trình tự.  
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên. - Đóng kịch.  
   
 
3. Làm quen với đọc, viết
- Làm quen với một số ký hiệu thông thư­ờng trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...)
   
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
- Làm quen với 1-3 ký hiệu bằng tiếng Anh thông thường
 
 
- Nhận dạng một số chữ cái.
- Làm quen với 1-5 ký hiệu bằng tiếng Anh thông thường
- Tập tô, tập đồ 1 số nét, chữ cái, từ tiếng Anh quen thuộc
- Nhận dạng các chữ cái.
  - Tập tô, tập đồ các nét chữ.
      - Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
   Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
 Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:
- Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới.
- Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
  - Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện. - Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
  - Trẻ DT: Làm quen với cách sử dụng sách, bút  - Trẻ DT: làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống, làm quen với việc đọc sách - Trẻ DT: làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống, làm quen với chữ viết, với việc đọc sách
  - Giữ gìn sách. - Giữ gìn, bảo vệ sách.
               
         
2.4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
a) Phát triển tình cảm 
- Ý thức về bản thân.
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tư­ợng xung quanh.
b) Phát triển kỹ năng xã hội
- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.                                                                  - Quan tâm bảo vệ môi trường.
 
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Phát triển tình cảm
 - Ý thức về bản thân
 
-Tên, tuổi, giới tính.
-Những điều bé thích, không thích.
 
 
- Tên, tuổi, giới tính.
 - Sở thích, khả năng của bản thân
 
 
 
 
-Sở thích, khả năng của bản thân.
 -Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
 -Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học.
 
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.
 
-Hứng thú  trong các hoạt động làm quen với Tiếng Anh. Thể hiện 1 số cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đơn giản phù hợp với tình huống giao tiếp.
 -Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
-Hứng thú  trong các hoạt động làm quen với Tiếng Anh. Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đơn giản phù hợp với tình huống giao tiếp.
  -Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.  -Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.  -Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
   -Kính yêu Bác Hồ.
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
 -Kính yêu Bác Hồ.
 -Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
2. Phát triển kỹ năng xã hội
 
 
- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Quan tâm đến môi trường
-Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ). - Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).
 -Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).
 
- Chờ đến lượt.
 
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
 
-Chờ đến lượt, hợp tác.
 -Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
 -Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.  -Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
 
- Chơi hoà thuận với bạn. -Quan tâm, giúp đỡ bạn. -Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn.
-Nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. - Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. - Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”.
- Tiết kiệm điện, nước.
-Giữ gìn vệ sinh môi trường.
-Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.
 
 2.5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ
a)  Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.
b)  Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
c)  Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
 
- Nghe các bài hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca). - Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca). -Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
-Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
 
 
 
 
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
- Hát theo một số bài hát Tiếng Anh rất đơn giản, quen thuộc
 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
- Hát theo một số bài hát Tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.
 
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. - Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. - Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.
 
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
- Vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc. - Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
- Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn).
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
 
- Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích. - Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
  - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
- Đặt tên cho sản phẩm của mình.
 
IV. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
(Chỉ xây dựng xác định kết quả mong đợi đối với các độ tuổi có trẻ học ở trường, lưu ý kết quả mong đợi riêng của trường)
4.1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động.
 
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
Cân nặng, chiều cao Cân nặng: Trẻ trai: 12,7- 21,2kg, trẻ gái: 12,3-21,5kg
Chiều cao: Trẻ trai 94,9- 111,7cm; trẻ gái 94,1 -111,3cm
Cân nặng: Trẻ trai: 14,1 - 24,2kg, trẻ gái: 13,7-24,9kg
Chiều cao: Trẻ trai 100,7- 119,2cm; trẻ gái 99,9 -118,9cm
Cân nặng: Trẻ trai: 15,9 - 27,1kg, trẻ gái: 15,3-27,8 kg
Chiều cao: Trẻ trai 106,1- 125.8cm; trẻ gái 104,9 -125,4cm
1. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. - Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh - Thực hiện đúng, thuần thục các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
2. Thể hiện các kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động. 2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Đi hết đoạn đường hẹp
(0,3 m x 0,2 m)
- Đi kiễng gót liên tục 3 m.
2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m rộng 0,3 m) một đầu kê cao 0,30 m).
- Không làm rơi vật đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
  2.2. Kiểm soát được vận động:
- Đi/chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
- Chạy liên tục trong đường dích dắc (2 - 4 điểm) không chệch ra ngoài.
2.2. Kiểm soát được vận động:
- Đi/chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 – 5 vật chuẩn đặt dích dắc).
2.2. Kiểm soát được vận động:
- Đi/chạy thay đổi hướng vận động đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
2.3. Phối hợp tay – mắt trong vận động:
- Tung, bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5m).
- Tự đập – bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18 cm).
2.3. Phối hợp tay – mắt trong vận động:
- Tung, bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).
- Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).
- Tự đập bóng được 4 – 5 lần liên tiếp.
2.3. Phối hợp tay – mắt trong vận động:
- Bắt bóng với người đối diện (khoảng cách 4 m).
- Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m).
 - Đi, đập và bắt được bóng được 4 – 5 lần liên tiếp.
  2.4. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng.
- Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).
- Bò trong đường hẹp (3m x 0,4 m) không chệch ra ngoài
 
2.4. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng trong 10 giây.
- Ném trúng đích ngang (xa 2 m).
- Bò trong đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc, cách nhau 2 m) không chệch ra ngoài.
2.4. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Chạy được 18 m liên tục theo hướng thẳng trong 10 giây.
- Ném trúng đích đứng (cao 1,5m,         xa 2 m).
- Bò vòng qua 5 – 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.
       
3. thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt 3.1. Thực hiện được các vận động:
- Xoay tròn cổ tay.
- Gập, đan ngón tay vào nhau.
3.1. Thực hiện được các vận động:
- Cuộn - xoay tròn cổ tay.
- Gập, mở các ngón tay.
3.1. Thực hiện được các vận động:
- Uốn ngón tay, bàn tay; xoay tròn cổ tay.
- Gập, mở lần lượt từng ngón tay.
3.2. Phối hợp được cử động các bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:
 
- Vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Cắt thẳng được một đoạn 10 cm.
- Xếp chồng 8 -10 khối không đổ.
- Tự cài, cởi cúc.
3.2. Phối hợp được cử động các bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động:
- Vẽ được hình người, nhà, cây.
- Cắt thành thạo theo đường thẳng .
- Xây dựng, lắp ráp từ 10 – 12 khối.
- Biết tết sợi đôi.
- Tự cài, cởi cúc, buộc dây dày.
3.2. Phối hợp được cử động các bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động:
 
- Vẽ được hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
- Cắt được theo đường viền của hình vẽ.
- Xếp chồng từ 12 – 15 khối.
- Ghép và dán hình theo mẫu.
- Tự cài, cởi cúc, xâu dây dày, cài quai dép, đóng mở phéc mơ tuya.
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng với sức khỏe 1.1. Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau…) 1.1. Biết một số thực phẩm cùng nhóm:
- Thịt, cá, trứng,…có nhiều chất đạm.
- Rau, củ, quả chín có nhiều vitamin.
1.1. Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:
- Thực phẩm giàu chất đạm: Thịt, cá, …
- Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả,…
1.2. Biết tên một số món ăn hằng ngày: trứng dán, cá rán, cá kho, canh rau,… 1.2. Nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể kho, rán, luộc; gạo nấu cơm, nấu cháo,…
1.3. Biết ăn để chóng lớn , khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. 1.3. Biết ăn để cao lớn , khỏe mạnh thông minh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. 1.3. Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.
2. Thực hiện  được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt 2.1. Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
- Rửa tay, lau miệng, súc miệng.
- Cởi quần áo, tháo dép, …
2.1. Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, tự đánh răng.
- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn.
2.1. Thực hiện được một số việc đơn giản:
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, tự đánh răng.
- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui định.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết dội nước khi đi xong cho sạch.
  2.2. Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. 2.2. Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. 2.2. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
       
3. Có một số thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. 3.1. Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở:
- Uống nước đã đun sôi, ăn chín, …
3.1. Có một số hành vi tốt trong ăn uống:
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ từ, nhai kỹ.
- Chấp nhận ăn rau và nhiều thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã.
3.1. Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã, ăn quà vặt.
3.2. Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Chấp nhận: vệ sinh răng, miệng, đội mũ khi đi nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giầy khi đi học.
- Biết nói vơi người lớn khi bị đau, sốt, …
3.2. Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Vệ sinh răng, miệng, đội mũ khi đi nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giầy khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, sốt, mệt mỏi, …
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Bỏ rác đúng nơi qui định.
3.2. Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:
- Vệ sinh răng, miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.
- Ra nắng đội mũ, lạnh đi tất, mặc áo ấm.
- Nói với người lớn khi bị đau, sốt, mệt mỏi, chảy máu,…
- Biết che miệng khi ho, khi hắt hơi.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Bỏ rác đúng nơi qui định; không khạc nhổ bậy ra lớp.
4. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh
 
 
4.1. Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, phích nước nóng, bếp đang đun, ổ điện, …) 4.1. Nhận ra bàn là, phích nước nóng, bếp đang đun, ổ điện, …là nơi nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc, nhọn 4.1. Biết bàn là, phích nước nóng, bếp đang đun,…là những vật dụng nguy hiểm không nên đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc, nhọn.
  4.2. Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ ao, hố nước, giếng, hố sâu) khi được nhắc nhở. 4.2. Nhận ra những nơi như: hồ ao, hố nước, giếng, hố sâu là nơi nguy hiểm không được chơi gần. 4.2. Biết những nơi như: hồ ao, hố nước, giếng, hố sâu, bụi rậm,… là nơi nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi chơi gần.
  4.3. Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt,…
- Không tự lấy thuốc uống.
- Không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Không nghịch các vật sắc, nhọn.
- Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường, lớp
4.3. Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt,…
 
- Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn quả lạ, không uống rượu, bia; càfe không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
- Không ra khỏi trường lớp khi không được phép của cô giáo.
4.3. Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh:
- Biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt,…sẽ bị hóc, sặc.
- Biết: không tự ý uống thuốc.
- Biết: ăn thức ăn có mùi ôi; ăn quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượi, bia, cà phê không tốt cho sức khỏe.
    4.4. Nhận ra được một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp 1 số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu
- Biết gọi giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số ĐT người thân khi cần thiết.
 
4.4. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu,…
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
 + Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
+ Biết được địa chỉ, nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
      4.5.Thực hiện một số qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
- Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người dắt; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào…
 
4.2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng 1.1. Quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. 1.1. Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: Vì sao cây lại héo? Vì sao lá cây bị ướt?....
*  Trẻ nhận biết và gọi tên bằng tiếng anh: Trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng...Tên người, đồ vật, sự vật, hiện tượng đơn giản, quen thuộc
1.1. Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: Tại sao có mưa?...
 
 
 
*  Trẻ nhận biết và gọi tên bằng tiếng anh: Tên người, đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc
1.2. Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ,.. để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. 1.2. Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm... để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. 1.2. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về đặc điểm của đối tượng.
 
1.3. Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.
 
1.3. Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: Pha màu/ đường/muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh.
 
1.3. Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển.
1.4. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng. 1.4. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện. 1.4. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận.
 
1.5. Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật. 1.5. Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu. 1.5. Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
 
2. Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản  Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.
 
2.1. Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/ muối nên nước ngọt/mặn hơn”
 
2.1. Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi”.
   
2.2. Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn.
 
2.2. Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau.
 
3. Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau 3.1. Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo.  
3.1. Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
 
3.1. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
3. 2. Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình…
 
3.2. Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình...
 
3.2. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình...

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Nhận biết số đếm, số lượng 1.1. Quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.  1.1. Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?... 1.1.Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?...
1.2. Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5. 1.2. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
- Nghe và nhắc lại các số từ 1-5 bằng tiếng Anh
1.2. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Nghe và nhắc lại các số từ 1-10 bằng tiếng Anh
1.3. So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
 
1.3. So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.  1.3. So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
1.4. Biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5. 1.4. Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.  1.4. Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm.
1.5. Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm.  1.5. Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn. 1.5. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau.
  1.6. Sử dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự. 1.6. Nhận biết các số từ 5 - 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự.
  1.7. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. 1.7. Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
 
2. Sắp xếp theo qui tắc  Nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại.
 
 Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại.  2.1. Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.
2.2. Nhận ra qui tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại.
2.3. Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
3. So sánh hai đối tượng  So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.  Sử dụng được dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.  Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
 
 4. Nhận biết hình dạng  Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. 4.1. Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật,....)  Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
4.2. Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
5. Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian  Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân. 5.1. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác. 5.1. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn.
5.2. Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày.  5.2. Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm.
 
c) Khám phá xã hội
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng 1.1.Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
 
1.1. Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện 1.1.Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
1.2.Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.
 
1.2. Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. 1.2. Nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.
1.3. Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình 1.3. Nói địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm) khi được hỏi, trò chuyện.
 
1.3. Nói địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại (nếu có) … khi được hỏi, trò chuyện.
1.4. Nói được tên trường/lớp, cô giáo, bạn , đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện 1.4. Nói tên và địa chỉ của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện.
 
1.4. Nói tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện.
    1.5. Nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. 1.5. Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.
   
 
 
1.6. Nói tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.
 
1.6. Nói họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.
 
2. Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương  Kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng...phổ biến tại địa phương khi được hỏi, xem tranh.  Kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm/ích lợi... của một số nghề truyền thống tại địa phương khi được hỏi, trò chuyện.
 
 
* Nhận biết và nói được tiếng anh 1 số nghề nghiệp phổ biến quen thuộc tại địa phương
 Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề số nghề truyền thống tại địa phương. Ví dụ: nói “Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới ...”
* Nhận biết và nói được tiếng anh 1 số nghề nghiệp phổ biến quen thuộc tại địa phương
3. Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh 3.1. Kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu…qua trò chuyện, tranh ảnh. 3.1. Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội . 3.1. Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. Ví dụ nói: “Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) cả phố em treo cờ, bố mẹ được nghỉ làm và cho em đi chơi công viên…”.
 
3.2.Kể tên một vài danh lam, thắng cảnh, phong tục tập quán cơ bản ở địa phương. 3.2. Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử , các dân tộc và phong tục tập quán cơ bản ở địa phương. 3.2. Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử các dân tộc và phong tục tập quán cơ bản  của từng dân tộc của quê hương mình.
2.3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Nghe hiểu lời nói 1.1. Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”.
* Trẻ DT: - Nghe , hiểu các từ về tên gọi, đặc điểm của 1 số đồ vật con vật gần gũi, quen thuộc,
- Thực hiện được 1 số yêu cầu cơ bản: Đứng lên, Ngồi xuống, Đi vệ sinh….
1.1. Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng”.
Trẻ DT: - Nghe , hiểu các từ về tên gọi, đặc điểm của 1 số sự vật hiện tượng gần gũi, quen thuộc,
- Thực hiện được các yêu cầu đơn giản như: “ Cháu hãy cầm quần áo cho vào ba lô. “ Cháu hãy cầm ba lô cất vào tủ”..
1.1Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, ví dụ: “Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ H đứng sang bên trái”.
* Trẻ DT: - Nghe , hiểu các từ về tên gọi, đặc điểm của các  đồ vật con vật và sự vật gần gũi, quen thuộc,
-  Thực hiện được 2,3 yêu cầu liên tiếp. VD: Cháu hãy lấy đồ chơi màu đỏ cho búp bê màu vàng.
  1.2. Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả… 1.2. Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ… 1.2. Hiểu nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..).
  1.3. Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. 1.3. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
1.4. Nghe và thực hiện được 1 số câu lệnh Tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
1.3. Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
1.4. Nghe và thực hiện được 2-3 yêu cầu liên tiếp Tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
 
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày 2.1. Nói rõ các tiếng.
*Trẻ DT: -Nói rõ các tiếng cơ bản trong Tiếng việt.
- Biết trả lời  và hỏi 1 số
câu hỏi đơn giản: Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây?
 
2.1. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.
*Trẻ DT: Nói rõ các tiếng trong Tiếng việt để người nghe có thể hiểu được
 
2.1. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được.
*Trẻ DT: Kể 1 cách rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó bằng tiếng Việt để người nghe có thể hiểu được
2.2. Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... 2.2. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,… 2.2. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,… phù hợp với ngữ cảnh.
2.3. Sử dụng được câu đơn, câu ghép.
* Trẻ DT: - Sử dụng được các từ câu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày
2.3. Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.
* Trẻ DT: - Sử dụng được các từ câu đơn giản trong giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh
2.3. Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh,..
* Trẻ DT: - Sử dụng được các từ câu đơn giản trong giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh
2.4. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim,.. 2.4. Kể lại sự việc theo trình tự.
 
2.4. Miêu tả sự việc với 1 số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái, ... của nhân vật.
2.5. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... 2.5. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao....
* Nhắc lại, đọc theo được 1 số bài vần, bài thơ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi bằng tiếng Anh.
 
2.5. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao…
 * Nhắc lại, đọc theo được 1 số bài vần, bài thơ quen thuộc phù hợp với lứa tuổi bằng tiếng Anh..
 
2.6. Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. 2.6. Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.
 
2.6. Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện.
2.7. Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện. 2.7. Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. 2.7. Đóng được vai của nhân vật trong truyện.
2.8. Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa, … trong giao tiếp.
*Trẻ DT: Thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp ( Chào hỏi, cảm ơn, nhìn vào mặt người nói)
2.8. Sử dụng các từ như “mời cô”, “mời bạn”, “cám ơn”, “xin lỗi”… trong giao tiếp.
*Trẻ DT: Thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp ( Chào hỏi, cảm ơn, chú ý lằng nghe người khác nói, nhìn vào mặt người nói)
2.8. Sử dụng các từ: cảm ơn, xin lỗi. xin phép, thưa, dạ, vâng… phù hợp với tình huống.
*Trẻ DT: Thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp ( chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mặt người nói, giơ tay khi muốn nói và biết chờ đến lượt)
  2.9. Nói đủ nghe, không nói lí nhí. 2.9. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.
 
 
 
2.8. Trẻ nhắc lại được tên đồ vật, sự vật hiện tượng, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc bằng tiếng Anh.
2.9. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
Trẻ DT: Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp
 2.10. Trẻ nhắc lại được tên đồ vật, sự vật hiện tượng, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc bằng tiếng Anh.
3. Làm quen với việc đọc – viết 3.1. Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. 3.1. Chọn sách để xem.  3.1. Chọn sách để “đọc” và xem.
3.2. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. 3.2. Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh. 3.2. Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
 3.3. Thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoạc 3.3. Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”).
* Trẻ DT: Cầm sách đúng chiều, giở sách từ trang đầu đến trang cuối, “ đọc” sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
3.3. Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
 
* Trẻ DT: Cầm sách đúng chiều, giở sách từ trang đầu đến trang cuối, “ đọc” sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
  3.4. Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm,.. 3.4. Nhận ra kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra - vào, cấm lửa, biển báo giao thông...
   3.5. Sử dụng kí hiệu để “viết”: tên, làm vé tầu, thiệp chúc mừng,..  
3.5. Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.
* Trẻ DT: Nói được các tên các chữ cái và phát âm đứng các âm tương ứng 29 chữ cái tiếng Việt;
.    3.6. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
* Trẻ DT: Sao chép được ký hiệu, chữ cái, từ, tên của mình.
3.7. Tô màu đuwọc 1 số nét, chữ cái  tiếng Anh
 
2.4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Thể hiện ý thức về bản thân
 
1.1. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân. 1.1. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ. 1.1. Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.
1.2. Nói được điều bé thích, không thích. 1.2. Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được. 1.2. Nói được điều bé thích, không thích., những việc bé làm được và việc gì bé không làm được.
    1.3. Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng).
    1.4. Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình.
    1.5. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.
2. Thể hiện sự tự tin, tự lực 2.1. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. 2.1. Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
 
2.1. Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi...).
2.2. Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi,...). 2.2. Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi).
2.3 . Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh, hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh
2.2. Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
 
2.3 . Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh, hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh, thích khám phá các nền văn hóa khác.
3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh 3.1. Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh. 3.1. Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh. 3.1. Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác.
3.2. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận. 3.2. Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. 3.2. Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.
3.3. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ. 3.3. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. 3.3. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
3.4. Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. 3.4. Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. 3.4. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc...)
    3.5. Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. 3.5. Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
      3.6. Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn…) của quê hương, đất nước.
 
4. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
 
4.1. Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ. 4.1. Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ. 4.1. Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép.
4.2. Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở... 4.2. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. 4.2. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
4.3. Chú ý nghe khi cô, bạn nói. 4.3. Chú ý nghe khi cô, bạn nói. 4.3. Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác.
 4.4. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. 4.4. Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở. 4.4. Biết chờ đến lượt.
  4.5. Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật ...). 4.5. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
    4.6. Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn).
5. Quan tâm đến môi trường
 
 
 
 
5.1. Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây. 5.1. Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc.
 
5.2. Bỏ rác đúng nơi quy định. 5.2. Bỏ rác đúng nơi quy định. 5.2. Bỏ rác đúng nơi quy định.
  5.3. Không bẻ cành, bứt hoa. 5.3. Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...).
  5.4. Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. 5.4. Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
 
2.5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ
Kết quả mong đợi 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật. 1.1. Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng. 1.1. Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. 1.1. Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
1.2. Chú ý nghe,  thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyên..


 
1.2. Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyên. 1.2. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp ) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
 
1.3. Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. 1.3 Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. 1.3. Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục...) của các tác phẩm tạo hình.
2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình . 2.1. Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. 2.1. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ ...
* Hát theo được 1 số bài hát tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
2.1. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...
* Hát theo, hát được 1 số bài hát tiếng Anh quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi.
2.2. Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh hoạ). 2.2. Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa ). 2.2. Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).
2.3. Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. 2.3. Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. 2.3. Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
2.4. Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản. 2.4. Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. 2.4. Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
2.5. Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản. 2.5. Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. 2.5. Phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
2.6. Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. 2.6. Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết. 2.6. Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối.
2.7. Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản. 2.7. Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. 2.7. Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
2.8. Nhận xét các sản phẩm tạo hình. 2.8. Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng. 2.8. Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc,  tạo hình) 3.1. Vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc. 3.1. Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc. 3.1. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
3.2. Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. 3.2. Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát. 3.2. Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
3.3. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình. 3.3. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
  3.4. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Các hoạt động giáo dục.
1.1. Hoạt động chơi.
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau:
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng.
- Trò chơi đóng kịch.
- Trò chơi học tập.
- Trò chơi vận động.
- Trò chơi dân gian.
- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại.
1.2. Hoạt động học
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
1.3. Hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà đ­ược sử dụng như­ một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể.
1.4. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
2. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
2.1. Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường...).
2.2. Theo vị trí không gian, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động trong phòng lớp.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời.
2.3. Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm.
- Tổ chức hoạt động cả lớp
 3. Phương pháp giáo dục.
3.1. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.
3.2. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)
 Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
3.3. Nhóm phương pháp dùng lời nói
            Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
3.4. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
            Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
3.5. Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.
- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.
4. Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
4.1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giáo dục.
- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục.
- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
- Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời.
- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật.
4.2. Môi trường xã hội
- Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
VI. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.  Đánh giá trẻ hằng ngày
1.1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
1.2. Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
1.3. Phương pháp đánh giá
 Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Sử dụng tình huống.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với cha, mẹ/ người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục cho phù hợp.
2. Đánh giá trẻ theo giai đoạn.
2.1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn ( cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi), trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.
2.3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
- Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm.
- Trao đổi với cha, mẹ/ người chăm sóc trẻ.
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.
2.4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
- Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Căn cứ Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Chương trình giáo dục của nhà trường, giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ (năm học, tháng/chủ đề, tuần, ngày) phù hợp với tình hình của nhóm/lớp và khả năng của cá nhân trẻ trong lớp.
 
(đóng quyển và công khai tại trường, website của trường nếu có)
 

Nguồn tin: Trường MN Noong Bua - TP Điện Biên Phủ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Thầy cô đang ghé thăm website thuộc cấp học nào?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay437
  • Tháng hiện tại2,801
  • Tổng lượt truy cập476,071
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON NOONG BUA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây